top of page
duyenvan

Dynamic Search Ads (DSA) có còn phù hợp với thời điểm hiện nay?


Dynamic Search Ads (DSA) - quảng cáo tìm kiếm động, đã tồn tại trong khoảng thời gian khá lâu và đã từng là một công cụ quảng cáo hiệu quả của Google ads trong quá khứ. Tuy nhiên, với sự phát triển và ra mắt của nhiều công nghệ quảng cáo mới như Smart ads và các hình thức quảng cáo động khác. Thì vai trò của DSA đã có sự thay đổi và giảm đi một chút. Hãy đọc bài viết về dưới đây để hiểu lý do rõ hơn nhé!


Nội dung chính

1. Dynamic Search Ads (DSA) là gì?


DSA là quảng cáo tìm kiếm hiển thị dựa vào nội dung có chứa từ khóa trên trang web của bạn. Nghĩa là Google thu thập dữ liệu từ khóa trên trang web của bạn, đối sánh với nội dung tìm kiếm của người dùng để hiển thị tiêu đề quảng cáo và trang đích sao cho liên quan với nội dung tìm kiếm.

Điểm khác giữa quảng cáo tìm kiếm động và quảng cáo thường là Google sử dụng nội dung từ khóa trên website hoặc nội dung từ khóa trang sản phẩm/dịch vụ để hiển thị quảng cáo mà không cần phải lập danh sách từ khóa.


2. Ưu và nhược điểm của Dynamic Search Ads (DSA)

Ưu điểm

Nhược điểm

Tăng traffic cho website, gia tăng sự nhận diện thương hiệu trong ngành của bạn mà không mất quá nhiều thời gian để thiết lập danh sách từ khóa và tạo quảng cáo

Không phù hợp với tất cả các loại website chẳng hạn như:

  • Web có chứa nhiều thông tin mà người dùng tìm kiếm để tra cứu hoặc học tập

  • Web có quá nhiều bài viết với nội dung chung chung, không cụ thể vào sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp

Giá thầu có xu hướng rẻ đi vì tiếp cận nhiều từ khóa ít cạnh tranh

Dễ dàng nhắm đến những từ khóa rộng, mục đích cung cấp thông tin tổng quan, ít giá trị chuyển đổi. Do hệ thống khớp từ khóa tự động không phải lúc nào cũng chính xác

Không phải quản lý chiến dịch với số lượng lớn không tốn nhiều thời gian tạo quảng cáo

Cần phải có kiến thức về SEO để tối ưu Title và kết quả index trên Google

Không mất thời gian tạo quảng cáo. Tuy nhiên, cần dành thời gian để lọc Search term và đảm bảo người dùng được dẫn đến trang đích có nội dung khớp với từ khóa họ tìm kiếm

3. DSA có còn phù hợp với thời điểm hiện nay?


Hiện tại, Google đã giới thiệu nhiều hình thức quảng cáo thông minh, bao gồm các công cụ như Responsive Search Ads (RSA) và Smart Campaigns. Các công cụ này sử dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa quảng cáo và đạt hiệu quả tốt hơn, đồng thời đơn giản hóa quá trình tạo và quản lý quảng cáo cho người dùng.


Tuy nhiên, việc sử dụng DSA vẫn có thể phù hợp với một số trường hợp cụ thể.

  • DSA có thể hữu ích cho các trang web có nhiều nội dung động và thường xuyên cập nhật

  • Những nhà quảng cáo nhập môn không có thời gian hoặc kiến thức để tạo ra danh sách từ khóa và các quảng cáo đúng chuẩn

  • Từ khóa quá nhiều nhưng lượng tìm kiếm mỗi từ khóa quá thấp, sử dụng DSA để tạo một chiến dịch duy nhất nhắm đến các từ khóa này

Khi sử dụng DSA, cần chú ý đến việc theo dõi và tối ưu hóa quảng cáo để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Nếu không được quản lý cẩn thận, DSA có thể dẫn đến việc hiển thị quảng cáo không phù hợp hoặc không chất lượng.


Vì vậy, khi xem xét việc sử dụng Dynamic Search Ads, nên xem xét các yếu tố như loại trang web, mục tiêu quảng cáo và nguồn lực có sẵn. Nếu bạn cần sự linh hoạt và tự động hóa quá trình quảng cáo, các công cụ quảng cáo thông minh khác có thể là lựa chọn tốt hơn.

4. Cách tối ưu Dynamic Search Ads (DSA)


- Xác định rõ mục tiêu và loại trừ những nội dung không liên quan: Giả sử mục tiêu của doanh nghiệp là Sales thì bạn có thể loại những trang như giới thiệu doanh nghiệp, blog, chính sách không có tính bán hàng… không nên cho Google index để tránh quét nội dung không liên quan.


- Kiểm tra và loại bỏ trang lỗi: Để đảm bảo rằng DSA chỉ quảng cáo các trang hoạt động tốt và có nội dung hợp lý, thì địa chỉ những trang bị lỗi như trang có đuôi 404 hoặc trang bị lỗi khác nên loại bỏ.


- Sử dụng cấu trúc URL tùy chỉnh: Không chỉ cải thiện tính chính xác của quảng cáo DSA mà còn dẫn người dùng truy cập vào các trang đích thân thiện với SEO, giúp tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo và cải thiện trải nghiệm người dùng.


Giả sử bạn có một trang web bán hàng chuyên về giày dép và bạn muốn tạo ra quảng cáo DSA cho các trang sản phẩm cụ thể. Bạn có thể sử dụng cấu trúc URL tùy chỉnh chỉ để nhắm đến t các URL sản phẩm có lịch sử bán tốt để tăng doanh thu từ các URL này. Ví dụ:

  • URL gốc của trang web: www.example.com

  • Cấu trúc URL tùy chỉnh: www.example.com/products/{category}/{product-name}

Với cấu trúc URL tùy chỉnh này, bạn có thể tạo ra các URL chính xác cho từng sản phẩm trong quảng cáo DSA. Ví dụ:

Nếu bạn có một sản phẩm trong danh mục "Giày thể thao" có tên là "Nike Air Max", URL tùy chỉnh sẽ là: www.example.com/products/giay-the-thao/nike-air-max

5. Sự khác biệt giữa sử dụng Google index, URL từ nguồn cấp dữ liệu và cả hai tùy chọn cho Dynamic Search Ads (DSA)


- Sử dụng Google index: Google sẽ quét các trang web của bạn thông qua Google index để tìm kiếm các URL phù hợp cho quảng cáo DSA. Google sẽ tự động tạo tiêu đề quảng cáo dựa trên nội dung của trang web và từ khóa liên quan.

- Sử dụng URL từ nguồn cấp dữ liệu (page feed): Bạn cung cấp một nguồn cấp dữ liệu (page feed) chứa danh sách các URL mà bạn muốn quảng cáo DSA hiển thị. Bạn có thể tạo các tiêu đề quảng cáo tùy chỉnh cho từng URL trong nguồn cấp dữ liệu này.

- Sử dụng cả hai tùy chọn: Bạn cũng có thể kết hợp cả hai tùy chọn trên. Trong trường hợp này, Google sẽ quét các trang web thông qua Google index nhưng cũng sẽ sử dụng URL từ nguồn cấp dữ liệu để tạo ra quảng cáo DSA. Điều này cho phép bạn kiểm soát quá trình quảng cáo một cách chi tiết hơn và tùy chỉnh tiêu đề quảng cáo theo ý muốn.

- Sự khác biệt giữa các tùy chọn này nằm trong cách Google lấy URL và tạo tiêu đề quảng cáo. Khi sử dụng Google index, Google tự động tìm kiếm các URL phù hợp và tạo tiêu đề quảng cáo dựa trên nội dung trang web. Khi sử dụng URL từ nguồn cấp dữ liệu, bạn cung cấp danh sách các URL cụ thể cho Google. Google chỉ lấy nội dung dựa trên các URL được cung cấp sẵn và bạn có thể viết nội dung quảng cáo riêng cho từng nhóm URL .

Việc sử dụng cả hai tùy chọn cho phép bạn kết hợp lợi ích của cả hai phương pháp, cho phép bạn kiểm soát quá trình quảng cáo một cách linh hoạt và tùy chỉnh tiêu đề quảng cáo một cách phù hợp hơn.


Kết luận

Giống với các quảng cáo trả phí khác, doanh nghiệp cũng cần thường xuyên theo dõi các chiến dịch Dynamic Search Ads để tối ưu về từ khóa tìm kiếm của người dùng và trang đích. Hãy sử dụng Dynamic Search Ads đúng cách, hiệu quả quảng cáo sẽ tăng vọt nhé. Còn nếu bạn đang cần hỗ trợ về dịch vụ chạy quảng cáo Google Ads, bạn có thể liên hệ với Optimus - một agency cung cấp dịch vụ chạy quảng cáo và có kinh nghiệm trong ngành.


Xem thêm

102 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


bottom of page