top of page
Trí Huỳnh

Event trong GA4: Khái niệm và cách thiết lập


Sau khi Google analytics 4 (GA4) ra mắt vào cuối năm 2020, nhiều thay đổi đã được thực hiện so với phiên bản GA3. Trong đó, khái niệm về event là một trong những thay đổi lớn nhất và vô cùng quan trọng. Để sử dụng GA4 hiệu quả, người dùng cần phải hiểu rõ khái niệm này trước khi GA3 hoàn toàn bị thay thế. Dưới đây là các nội dung đáng chú ý về event trong GA4.


GA4 event khái niệm và cách thiết lập

Khác biệt về hình thức ghi nhận dữ liệu

  • GA3 đo lường tương tác của người dùng trên website bằng “hit” như: page hits, event hits, ecommerce hits,...

  • Trong khi đó, GA4 đo lường tất cả tương tác hoặc sự kiện trên website và app đều bằng “event”. Theo Google, mô hình đo lường dữ liệu của GA4 giúp việc phân tích hành vi người dùng được đầy đủ và cụ thể hơn so với GA3

Ví dụ: Người dùng truy cập vào website sau: https://thesmile.vn/, đọc hết nội dung ở trang chủ, điền form và sau đó thoát ra ngoài.

  • GA3 ghi nhận hit: pageview, session

  • GA4 ghi nhận event: pageview, user_engagement, click, scroll, form_start, form_submit

Click, scroll, start_form và form_submit đều là các event được cung cấp từ GA4. Trong khi ở GA3, các event này cần phải được cài đặt thêm.


Khác biệt về cách thiết lập event

GA3: event được tạo dựa trên 4 parameter chính, trong đó Category và Action là hai trường bắt buộc:

  • Event category

  • Event Action

  • Event Label

  • Event Value



GA4: event được tạo chỉ dựa trên hai trường thông tin: event name và event parameter. Trong đó event parameter cho phép người dùng thoải mái hơn trong việc lựa chọn và sử dụng nhiều parameter để thu thập được dữ liệu mong muốn, Độ linh động và tùy chỉnh cao hơn so với GA3.



Giao diện event trong GA4

Các dạng event chính

Có 2 dạng event trong GA4 (các nội dung bên dưới chỉ đề cập đến tương tác website, không bao gồm trên ứng dụng điện thoại):


Automatically collected events: các event mặc định có sẵn sau khi cài đặt GA4, các event đáng chú ý như:

  • User_engagement: thời lượng user tương tác với website được ghi nhận khi user:

- Truy cập website với thời lượng lâu hơn 10s

- Hoàn thành một conversion

- Truy cập từ hai pages trở lên

  • First_visit: user truy cập lần đầu tiên vào website

  • Session_start: user truy cập vào website

Enhanced measurement event: các event này được kích hoạt khi tính năng enhanced measurement event được bật. Ngoài event quen thuộc như page_view, GA4 bổ sung thêm các event như:

  • Scroll: ghi nhận khi user cuộn trang để xem nội dung trên trang web

  • Click (outbound click) ghi nhận khi user click vào liên kết trên trang web và được chuyển hướng đến một liên kết ngoài. Liên kết ngoài ở đây bao gồm: một domain khác, số điện thoại hoặc tải tài liệu,...

  • Site search: người dùng nhập thông tin trên thanh tìm kiếm của website

  • Form interaction: người dùng tương tác với form trên website, bao gồm:

    • Form_start: người dùng bắt đầu tương tác với form

    • Form_submit: người dùng hoàn thành form và nhấn submit.

  • Video engagement: người dùng tương tác với video trên website, bao gồm:

    • Video_start: ghi nhận khi video bắt đầu

    • Video_progress: thời lượng xem video đạt mốc 10%, 25%, 50%, 75%

    • Video_complete: khi người dùng xem hết video

  • File download: user nhấn vào liên kết tải file về máy

Các event mà GA4 cung cấp sẵn ban đầu có thể chưa đáp ứng hết được yêu cầu từ người dùng. Vì vậy, người dùng cần cài đặt thêm các event khác để phục vụ cho nhu cầu theo dõi và phân tích dữ liệu. May thay, GA4 cung cấp cho bạn đủ thiết lập để cài đặt event theo mong muốn:


Recommended events: là các event mà GA4 đề xuất cài đặt để theo dõi tương tác của người dùng tốt hơn. Các event này không được đặt làm mặc định do yêu cầu thiết lập khác nhau phụ thuộc vào từng website và nhu cầu tracking của người dùng. Phần lớn các recommended event đều được áp dụng cho các trang web thương mại điện tử.


Custom events: là các các event mà người dùng được tùy ý thiết lập theo nhu cầu của mình và không thuộc các nhóm event trên. Custom event được tạo bằng hai yếu tố chính là event name và event parameter.


Event parameter

Event parameter là các thông số bổ sung giúp bạn thiết lập event để theo dõi các hành vi của người dùng một cách chi tiết và cụ thể. Các thông số này giúp bạn hiểu rõ cách người dùng tương tác với trang web và hỗ trợ phân tích dữ liệu một cách chính xác hơn.


Ví dụ: bạn còn nhớ event scroll trong enhanced measurement events không? Khi người dùng cuộn hết 90% nội dung trang thì event này sẽ kích hoạt một parameter là percent_scroll. Tuy nhiên, giá trị này không cung cấp quá nhiều thông tin để phân tích ở thiết lập mặc định.


Vì vậy, bạn cần điều chỉnh lại event này bằng cách custom event để thu thập được nhiều thông tin hơn. Optimus sẽ hướng dẫn bạn cách để cài đặt lại parameter bằng Google Tag Manager (GTM) như sau:


Bước 1: Truy cập GTM => Variables => Configure => Kéo xuống mục Scrolling và bật hết các variables lên:




Scrolling variable


  • Scroll depth threshold: là giá trị số để trigger được kích hoạt, khi người dùng cuộn trang đến scroll depth threshold thì trigger được kích hoạt là 1

  • Scroll depth units: là đơn vị dùng để đo giá trị số của scroll depth threshold, có thể là % hoặc pixel

  • Scroll direction: hướng cuộn của người dùng, theo chiều ngang hoặc chiều dọc


Bước 2: Tạo trigger để kích hoạt event scroll. Triggers => News => Trigger configuration => Chọn Trigger type là Scroll depth. Nếu tracking scroll theo chiều dọc thì chọn ô Vertical Scroll Depths


Chọn Trigger type là Scroll depth

Bước 3: Tạo Tag để tracking event.

*Lưu ý: để tránh event bị duplicate cần tắt event scroll trong Enhanced measurement events trước khi thực hiện việc set up trong GTM


Tắt event scroll trong Enhanced measurement events

Trong GTM => Tags => News =>

  • Event name: scroll

  • Event parameter: percent_scrolled value: {{Scroll Depth Threshold}}


percent_scrolled value là Scroll Depth Threshold

Bước 4: kiểm tra event và parameter ở chế độ Debug mode, nếu event ghi nhận đúng thì ở mục parameter sẽ hiển thị tỷ lệ % như đã cài đặt.


Chế độ Debug mode của GA4

Bước 5: Tạo custom dimession để dữ liệu scroll được hiển thị trên report. Truy cập GA4 => Admin => Property => Custom definitions => Create custom dimensions


Tạo custom dimensions

Để thấy được custom dimension mới tạo, bạn vào mục engagement report, chọn Pages and screens. Edit report và bổ sung thêm Percent scroll ở tab dimension.



Tùy chỉnh custom dimension trong GA4

Như vậy, là bạn có thể track được tỷ lệ nội dung trang mà người dùng đã xem. Dựa vào các thông tin trên, bạn có thể tự thiết lập các event và parameter mà mình cần theo dõi để để phân tích tương tác của người dùng trên website hiệu quả hơn.


Kết luận


Google analytics 4 dù đã ra mắt được khá lâu nhưng các tính năng và cách ứng dụng vẫn còn khá là mới đối với nhiều doanh nghiệp. Nếu bạn đang cần hỗ trợ về tracking website và tim một nơi cung cấp dịch vụ marketing chuyên nghiệp, bạn có thể liên hệ với Optimus - một agency cung cấp dịch vụ chạy quảng cáo và có kinh nghiệm trong việc cài đặt GA4.



Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


bottom of page