top of page
Trí Huỳnh

Làm quen với sử dụng Prompt trong AI


Làm quen với sử dụng prompt trên AI

Kể từ cuối năm 2022, việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung và ChatGPT nói riêng đã mở rộng đến nhiều đối tượng người dùng đa dạng hơn. Việc hiểu và nắm được cách sử dụng AI giờ đây đã trở thành một trong những kỹ năng cần thiết được trang bị cho các nhân sự làm việc trong nhiều lĩnh vực.


Cách hoạt động của AI có thể được giải thích một cách đơn giản như sau: bạn cung cấp thông tin đầu vào và AI sẽ tạo ra kết quả dựa trên thông tin đó. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và đáp ứng kỳ vọng của người dùng, việc cung cấp dữ liệu đầu vào cần được hệ thống hóa và soạn thảo một cách có phương pháp


Dựa trên các tài liệu từ Đại học Harvard, Optimus xin giới thiệu các kiến thức cơ bản về "prompt," thuật ngữ được sử dụng để chỉ các nguồn thông tin đầu vào cho AI. Nội dung dưới đây chủ yếu dựa vào cách thực hiện trên ChatGPT.


Nội dung càng chi tiết càng tốt

Đối với mỗi trường hợp cụ thể, prompt của bạn cần cung cấp đủ thông tin để AI có thể trả về kết quả mong muốn một cách chính xác. 

Để hiểu một cách đơn giản, mức độ chi tiết của thông tin trong prompt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ đầy đủ của kết quả trả về từ AI và giúp giới hạn các phản hồi không chất lượng.


Giao vai trò cụ thể cho AI

Phổ biến nhất mà AI thường được giao là đóng vai trò như một người thực hiện một công việc hoặc có kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể. Điều này cho phép AI thu thập thông tin tương ứng và cung cấp phản hồi phù hợp với nhu cầu của bạn.


Ví dụ: bạn có thể thử hai prompt sau: “Gợi ý cho tôi về các màu có thể phối với màu vàng” và “Bạn là một nhà thiết kế thời trang hiện đại ở năm 2023, hãy gợi ý cho tôi các màu có thể phối với màu vàng”. Bạn sẽ nhận thấy được sự khác biệt và có thể tự đánh giá xem phản hồi của prompt nào sẽ hữu ích hơn


Vi dụ về prompt trong AI_1

Vi dụ về prompt trong AI_2

Định dạng kết quả phản hồi

Để đạt được những kết quả chính xác từ AI, đôi khi bạn cần cung cấp định dạng phản hồi cụ thể. Ví dụ, khi bạn muốn phân tích và so sánh nhiều yếu tố, sẽ thuận tiện hơn nếu được trình bày dưới dạng bảng (table). Nếu không có định dạng cụ thể, AI sẽ trả về kết quả dưới dạng văn bản mặc định. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các mẫu lệnh như: "Hãy trả lời dưới dạng


Ví dụ về prompt trong AI_3

bảng, bao gồm ba cột: yếu tố so sánh, điểm mạnh và điểm yếu của hai hình thức thuê agency và freelancer.

Một gợi ý nữa khá hữu ích cho những người đã gặp khó khăn trong việc tìm hiểu về tự động hóa script cho Google Ads. Thay vì phải đầu tư thời gian nghiên cứu và viết script từ đầu, bây giờ chỉ cần có kiến thức cơ bản để hiểu về script, và bạn có thể dễ dàng nhờ AI thực hiện công việc viết script thay cho mình. Ví dụ, hãy yêu cầu AI viết một đoạn script tự động tắt tất cả các chiến dịch khi tổng chi phí trong tài khoản vượt qua một ngưỡng cụ thể. Sau khi điều chỉnh prompt để tạo ra đoạn script theo ý muốn, bạn chỉ cần đưa nó vào Google và chạy thử nghiệm trước khi áp dụng vào thực tế.


Ví dụ về prompt trong AI_4

Xác định đối tượng

Đôi khi, để áp dụng các phản hồi từ AI một cách hiệu quả, có những trường hợp mà bạn cần cung cấp thông tin bổ sung về đối tượng mà bạn muốn áp dụng các phản hồi đó. Ví dụ: Giải thích ngắn gọn về Digital marketing cho người chưa biết gì và Giải thích ngắn gọn về Digital marketing cho người có kinh nghiệm về marketing


Ví dụ về prompt trong AI_5

Giọng điệu và phong cách viết

Có nhiều giọng điệu và phong cách viết khác nhau mà AI có thể sử dụng để tạo ra kết quả khác nhau. Ví dụ, có thể sử dụng giọng điệu chuyên nghiệp, sáng tạo, lịch sự, thuyết phục, và nhiều hơn nữa. Bổ sung các yếu tố này sẽ mang lại sự đa dạng cho các phản hồi từ AI và cung cấp nhiều lựa chọn cho bạn để hoàn thiện kết quả cuối cùng của mình. Với ví dụ trên mình sẽ bổ sung là Giải thích ngắn gọn về Digital marketing cho người có kinh nghiệm với giọng điệu ẩn dụ và giọng điệu thuyết phục


Ví dụ về prompt trong AI_6

Ví dụ về prompt trong AI_7

Khác

Nội dung trên chỉ liệt kê các thông tin cơ bản mà bạn cần xác định trước khi cung cấp cho AI. Trong quá trình trao đổi với AI, người dùng vẫn cần bổ sung thêm một số câu lệnh để điều chỉnh lại kết quả đầu ra được hoàn chỉnh hơn.

Một số câu lệnh đơn giản như:

  • Xác định các nội dung được bao gồm hoặc không: Hãy thông báo cho AI biết liệu các nội dung cụ thể có nên được kèm trong kết quả phản hồi hay không. Ví dụ: hãy cho tôi danh sách từ khóa có chứa “digital marketing” nhưng không kèm các từ khóa như “download, tải, tài liệu, tuyển dụng, việc làm”

  • Để tiết kiệm thời gian trong việc xác định thông tin đầu vào, bạn có thể sử dụng một mẫu sẵn có và cung cấp cho AI. Ví dụ, dựa trên mô hình AIDA, bạn có thể yêu cầu AI viết một mẫu quảng cáo Facebook để giới thiệu dịch vụ Digital marketing.

  • Chỉnh sửa lại các lỗi: Bạn có thể phân chia phản hồi từ AI thành các thành phần nhỏ hơn và yêu cầu AI sửa lại từng yếu tố cụ thể. Điều này giúp cải thiện chất lượng kết quả cuối cùng.



Kết luận

Tổng kết lại, để sử dụng AI hiệu quả, chúng ta nên cung cấp thông tin đầu vào cực kỳ chi tiết. Xác định rõ vai trò cần thiết mà AI cần đảm nhận là gì (nghề nghiệp, chức vụ,..). Đồng thời, kết quả trình bày với định dạng nào, kể cả giọng điệu và phong cách viết cũng cần được bổ sung., Cuối cùng, kiểm tra lại và thực hiện các lệnh chỉnh sửa đến khi hết quả hoàn thiện là bước không thể thiếu trong việc sử dụng AI. Bên cạnh việc theo dõi các những nội dung trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm các dịch vụ khác tại Optimus như marketing, triển khai CRM và tự động hóa.


214 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả
bottom of page