Ở thời điểm 2023, CPAs đã không còn là một khái niệm quá lạ lẫm với các nhà chạy quảng cáo Facebook, đặc biệt là các doanh nghiệp có bán hàng trên các sàn Thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada.
Việc áp dụng CPAs hiện tại là một điều cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận luồng traffic ngoại sàn từ Facebook một cách dễ dàng nhất. Để hệ thống được hết các thông tin về CPAs, Optimus xin tổng hợp lại các kiến thức hữu ích trong nội dung bài viết dưới đây.
Kiểm tra các doanh nghiệp có thể chia sẻ CPAs
Về cơ bản, CPAs là hình thức để các nhà bán lẻ và các nhãn hàng hoặc người chạy quảng cáo có thể cộng tác với nhau để cùng tiếp cận đến người dùng trên Facebook. Hiện nay, ngoài các sàn thương mại điện tử phổ biến thì đã có nhiều doanh nghiệp khác có thể thực hiện được hình thức cộng tác này.
Để kiểm tra doanh nghiệp nào chia sẻ được CPAs, các bạn có thể kiểm tra tại, lọc theo khu vực và kiểm tra danh sách được liệt kê tại: https://business.facebook.com/collaborative_ads/retailer_directory
Tổng quan về CPAs
Tại sao cần dùng CPAs?
CPAs gần giống với DPA/Catalogs là dạng chạy quảng cáo hiển thị chi tiết thông tin sản phẩm, gồm: hình ảnh, tên, giá cả, mức giảm giá,... Người dùng khi nhấp vào quảng cáo sẽ được dẫn đến đúng trang sản phẩm và thực hiện mua hàng ngay trên website. Một vài lợi ích của CPAs:
CPAs và DPA đều là các dạng quảng cáo rất hiệu quả về việc tăng đơn hàng và doanh số
CPAs giải quyết vấn đề tracking code trên các sàn bán lẻ, điều mà Facebook Pixel chưa làm được (Các sàn ecommerce không cho gắn code lên website của họ)
Nhà bán hàng chưa có website để chạy DPA/Catalog thì có thể áp dụng CPAs để dẫn khách hàng về các sàn thương mại điện tử.
Cách hoạt động của CPAs:
Tạm gọi các nhà bán lẻ, sàn thương mại điện tử là A. Nhà quảng cáo hay nhãn hàng là B
Để chạy được CPAs, bên A cần chia sẻ Product feed cho bên B. Ở đây bạn nào từng cài đặt chạy DPA sẽ hiểu về Product feed là gì. Trường hợp chưa hiểu thì mình giải thích ngắn gọn như sau.
Product feed là một danh sách tập hợp thông tin toàn bộ sản phẩm của doanh nghiệp.
Product feed có thể ở định dạng file xml, csv, excel,..
Đồng bộ Product feed với website thì có thể cập nhật được các chỉ số về giá bán, lượng tồn kho, ưu đãi,...để thông tin quảng cáo hiển thị được chính xác hơn
Việc share CPAs sẽ tiết kiệm được rất nhiều công đoạn cài đặt cho bên B như: gắn Pixel, thiết lập Facebook events, tạo Product feed do bên A họ đã làm hết rồi.
Mỗi bên sẽ có yêu cầu riêng về việc share CPAs nhưng tóm lại chủ yếu là cần cung cấp Business manager ID và Ads account ID.
Bên B chỉ cần thực hiện theo các hướng dẫn từ bên A để được nhận Product feed và set up quảng cáo như bình thường.
Điểm khác biệt lớn nhất với DPA là CPAs dẫn user về website của bên A thay vì bên B. Việc này có thể ảnh hưởng đến việc nhận diện thương hiệu của bên B
Một số cách hỗ trợ tối ưu CPAs
Các chỉ số cần lưu ý
Các chỉ số như Content view, Add to Cart, Purchase, Purchase Value, Purchase ROAS cũng quá quen thuộc với các bạn chạy DPA/Catalogs. Tuy nhiên, khi chạy CPAs thì thay vào đó là:
Các chỉ số trên + shared item
Ví dụ: trước đây để theo dõi doanh số trên Facebook là Purchase value thì với CPAs bạn sẽ phải chú ý đến chỉ số Purchase Value và kèm theo (shared item)
CPAs tách chỉ số của website và app ra riêng nhưng việc mục tiêu tối ưu mặc định lại chỉ hiển thị các chỉ số của website. Điều này cũng gây trở ngại đáng kể cho việc theo dõi hiệu quả, đặc biệt là tỷ lệ phát sinh đơn hàng trên app lại cao vượt trội hơn website. Do đó, luôn chú ý đến việc theo dõi cùng lúc cả hai chỉ số trên để có quyết định tối ưu hợp lý nhất.
Ngoài ra, thời gian đầu chạy CPAs nhà bán hàng nào có số lượng đơn hàng ít có thể sẽ tắt quảng cáo CPAs và cho rằng không hiệu quả. Mình gợi ý bạn nên xem thêm các chỉ số khác như Add to cart, Content view để đánh giá chi tiết hơn về CPAs vì không phải cứ chạy quảng cáo là có kết quả ngay. Có thể khách hàng vì một lý do gì đó chưa thực hiện thanh toán nhưng thay vào đó họ cũng đã đi đến bước bỏ sản phẩm vào giỏ hàng rồi. Nếu tỷ lệ giỏ hàng cao có thể xem xét đưa ra nhiều Ưu đãi hơn để tăng tỷ lệ thanh toán đơn hàng
Lựa chọn trang đích
Dù cách hoạt động của CPAs là dựa vào product feed để dẫn user về trang sản phẩm chi tiết. Tuy nhiên, nhà bán hàng vẫn có thể đặt các trang đích trong nội dung bài post để user có thêm lựa chọn truy cập.
Lưu ý trong Chiến dịch chỉ được chọn một Product feed cho nên quảng cáo CPAs chỉ nên dẫn về trang đích của một nhà bán lẻ duy nhất, không thể kết hợp chạy nhiều bên với nhau. Ví dụ: ta được cấp quyền chạy CPAs từ Shopee và Lazada. Trong mục Chiến dịch ta chọn Product feed là CPAs của Shopee thì các trang đích trong nội dung bài viết chỉ nên dẫn về Shopee.
Chiến lược giá thầu
CPAs là dạng quảng cáo có thể tận dụng được tính năng tối ưu giá thầu theo Value (thường dùng để chỉ Doanh số)
Để có thể chạy hiệu quả hơn có thể bắt đầu bằng cách đặt giá thầu Highest volume trước để tài khoản quảng cáo đủ điều kiện tối ưu theo Value. Sau khi đạt điều kiện tối ưu giá thầu theo Value thì chuyển qua Highest Value hoặc ROAS để tối ưu Doanh số và Lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Ngoài những lưu ý trên thì các cách thức tối ưu còn lại không có gì khác biệt đang kể. Chủ yếu vẫn tập trung vào việc thử nghiệm Creative và Tệp khách hàng để cải thiện hiệu quà.
Kết
Khi áp dụng CPAs, việc sở hữu một cửa hàng trực tuyến có lịch sử kinh doanh ổn định trên các sàn bán lẻ là tối quan trọng. Điều này giúp đảm bảo việc đưa khách hàng từ ngoại sàn về sẽ dễ dàng tối ưu và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Tránh tình huống mà lượng khách hàng từ Facebook tăng lên, nhưng trên các cửa hàng thương mại điện tử của doanh nghiệp lại không đủ sản phẩm, thiếu nhân viên tư vấn hoặc chính sách bán hàng không đạt chất lượng, gây lãng phí và thiệt hại về chi phí quảng cáo.
Nếu cần thiết, bạn cũng có thể liên hệ với Optimus, một công ty chuyên về triển khai CPAs có kinh nghiệm về dịch vụ chạy quảng cáo để được hỗ trợ bởi những chuyên gia, giúp theo dõi và tối ưu tài khoản của bạn một cách hiệu quả.
Comments